Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

Phòng Trừ Bọ Hà Hại Khoai Lang

Hình ảnh
Để phòng trừ bọ hà một cách hiệu quả thì bà con cần nắm được thông tin cần thiết về bọ hà. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách diệt bọ hà. Bọ hà là gì? Bọ hà là một bệnh cây trồng rất nguy hiểm, thường gây hại nghiêm trọng cho cây khoai lang ở nhiều nước, đặc biệt là ở những vùng thường bị khô hạn hoặc trong các mùa khô như ở một số tỉnh phía Nam của nước ta. Bọ hà có 3 loài, nhưng theo điều tra của các nhà chuyên môn thì ở châu Á chủ yếu là loài Cylas formicarius. Con trưởng thành có thân dài 5-8 mm, cơ thể thuôn gần giống con kiến, bụng có mầu xanh đen và ngực mầu nâu đỏ. Chúng gây hại bằng cách ăn biểu bì của thân, lá và đục phá ruột củ. Khi cây khoai chưa có củ thì bọ sống trong thân cây (dây khoai), với mật số không cao. Khi củ bắt đầu hình thành chúng sinh sản rất nhanh và chuyển sang phá hại củ, nhất là những củ có một phần lộ lên khỏi mặt đất hoặc nằm sát mặt đất. Do dó việc phòng trừ bọ hà từ đầu là rất cần thiết Bọ hà – Một loại mọt nguy hiểm cho

Nuôi Lươn Không Bùn Ở Miền Tây, Chàng Trai Kiếm Bộn Tiền

Hình ảnh
Bước đột phá trong việc nuôi lươn Giữa năm 2015, anh Lâm Thanh Cường – Bí thư Chi đoàn ấp Phú Điền, xã Phú Thành A đã đầu tư vốn thiết kế hồ nuôi lươn bằng cách xây tường xi măng lên cao 1m trên một khoảng sân trống hình chữ nhật cạnh nhà, có thể thay nước dễ dàng. Theo đó, anh Cường xây một cái hồ hình chữ nhật có diện tích 126m2 và chia làm 7 cái hồ nhỏ (mỗi bồn 18m2). Phía đáy hồ nuôi anh phủ một lớp bùn cao 7 cm, rồi bơm nước vào hồ và thả lươn giống vào nuôi. Dưới đáy hồ anh đặt 6 bó cây dùng để thức ăn cho lươn. Bên trên mặt nước hồ được phủ kín bởi một mảng cây bắp tẻ khô sau thu hoạch… để tạo bóng mát cho lươn có nơi bám vào nghỉ ngơi, trú ẩn. Mỗi góc hồ chừa một lỗ trống nhỏ để bỏ thức ăn cho lươn ăn. Tháng 7/2015, anh Cường thả nuôi 7.000 con lươn giống. Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu được anh Cường sử dụng là cá tạp, cua, ốc bươu vàng nấu chín trộn với thức ăn viên công nghiệp độ đạm cao. Lúc đầu, anh thả lươn giống vào hồ ương nuôi. Một tháng sau, anh tuyển chọn những

Lợn “cắp nách” – Đặc Sản Của Lai Châu

Hình ảnh
Ăn thịt lợn cắp nách chẳng khác nào thưởng thức thịt thú rừng mà không vi phạm pháp luật, bởi vì loại lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ cho chúng tự kiếm ăn để sống. Sự ra đời của lợn cắp nách Từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao như: Dao, Thái, Mông… Nên lợn cắp nách đã được ra đời. Đây thực chất là giống lợn truyền thống chuyên được thả rông mà chẳng phải nuôi dưỡng. Để có một đàn lợn “cắp nách” khá đơn giản, chỉ cần mua một đôi gồm một con đực và một con cái. Sau đó, thả chúng vào trong rừng gần nhà mình nhất. Đôi lợn đó sẽ luôn đi bên nhau, chúng tự kiếm ăn và làm ổ trong rừng . Vào mùa sinh sản chúng sẽ giao phối và đẻ ra cả đàn lợn hàng chục con, những chú lợn con chỉ to hơn ngón chân cái. Khả năng chịu đựng của loài lợn này rất giỏi, chúng tìm củ hoặc rễ cây rừng nhai lá cây là có thể sống được. Lợn con khi mới đẻ chúng chỉ theo bố mẹ vài ngày rồi tự tách ra, đẻ ra chúng đã có thể chạy nhảy và kiếm ăn ngay được. Khi đi kiếm ăn chúng s

Nước Màu Dừa Bến Tre

Hình ảnh
Nước màu dừa chẳng những “thổi hồn” vào những món kho bởi cái màu vàng cánh gián đặc trưng, mà còn đặc biệt bởi cái hương vị ngọt ngào, thơm ngậy của nó. Nhưng có mấy ai biết, để làm ra được cái hương vị quyến rũ ấy là cả một nỗi nhọc nhằn.   Thu hoạch dừa để làm nước màu dừa Cứ đến kỳ thu hoạch, chủ vườn mướn người giựt dừa. Người giựt dừa chỉ dùng tay đưa câu liêm (dụng cụ hái dừa là một cây sào tre dài khoảng 5 – 6m, trên ngọn có gắn cái lưỡi liềm) lên trên ngọn để giựt đứt những trái dừa xuống. Tuỳ theo con nước lớn, người ta sẽ chuyển những trái dừa mới hái từ mương vườn đến sân nhà. Sau đó, dùng “cây chít” đâm vào vỏ trái dừa để đem dừa lên sân. Người chủ vườn có một sào đất (100m2), thu hoạch một lứa dừa khoảng một thiên (1.000 trái). Sau khi gom dừa về trước sân, việc kế tiếp là thuê người lột, đập, và tách cơm dừa ra khỏi gáo. Người ta dùng cái nầm (dụng cụ tách vỏ dừa giống như cây giáo, có cán ngắn) cắm xuống đất ở giữa sân để tách vỏ dừa. Đập dừa chính là công đoạn đ

Kẹo Dừa Bến Tre

Hình ảnh
Ngày xưa,  kẹo dừa  được các nghệ nhân ẩm thực ở Bến Tre chế biến ra để ăn chơi trong gia đình hay làm món quà biếu thân tình cho bạn bè, họ hàng. Bà tổ của kẹo dừa là bà Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1914, ở Mỏ Cày. Kẹo dừa Bến Tre được làm từ hai nguyên khá đơn giản là mạch nha và nước cốt dừa. Đây chính là yếu tố quan trọng để quyết định độ ngon của sản phẩm, khâu tuyển chọn dừa và lên men mạch nha từ thóc nếp phải do người có kinh nghiệm thực hiện. >> Có thể bạn quan tâm: Nước màu dừa Bến Tre   Cách làm kẹo dừa Bến Tre Công đoạn sản xuất ra thành phẩm cũng rất cầu kỳ và phải khéo léo mới có thể hoàn thiện được kẹo đúng tiêu chuẩn. Mạch nha sau khi nấu xong sẽ mang trộn với nước cốt dừa cho thành một hỗn hợp, đổ hỗn hợp này vào chảo. Đun lửa vừa đủ, khuấy đều tay để hỗn hợp hòa quyện vào nhau, có được hương vị thơm béo ngọt của nước cốt dừa và mạch nha. khi không được khuấy đều thì sẽ bị “sên”- hiện tượng kẹo bị cứng. Nhiệt độ cũng rất quan trọng, nhiệt độ thấp kẹo sẽ nhũn,

Mắm Còng Gò Công

Hình ảnh
Cơ sở làm mắm còng Gò Công của chị Mười Thu tọa lạc tại ấp Muôn Nghiệp, xã Trí Đồ, thị xã Gò Công. Sản xuất 8 loại mắm đặc sản Gò Công gồm mắm tôm chua, mắm còng chua, mắm còng chà, mắm cá cơm, mắm cá phèn, mắm cá sặc, mắm ruốc. Chị còn làm thêm mắm cà pháo, và hiện nay đang nghiên cứu thêm mắm tôm chà để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.   Với thương hiệu Cẩm Thu, sản phẩm đã là đặc sản của Tiền Giang và có mặt tại hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cả các tỉnh Đông Nam bộ như Bình Dương, Tây Ninh, vươn ra Bắc. Thậm chí đến tận các nước Đông Âu, Tây Âu, Mỹ khi bà con Việt Kiều về nước đã mua làm quà biếu cho người thân ở nước ngoài. Cơ duyên với nghề làm mắm còng gò công Lúc đầu không “mặn mà” với nghề làm mắm của gia đình, vì nghề quá cực nhọc, nên chị Phan Thị Thu tiếp quản nghề của chị ruột mình một cách miễn cưỡng, nhưng do là nghề truyền thống của gia đ

Ăn 1 tép tỏi mỗi sáng: Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật

Hình ảnh
Chỉ cần bổ sung vài tép tỏi mỗi sáng có thể giúp gia đình bạn cải thiện sức đề kháng và ngăn ngừa được rất nhiều loại bệnh. Thậm chí, tỏi còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tim mạch, xương khớp,…. Cùng tìm hiểu những lợi ích vô cùng thần kỳ của tỏi đối với sức khỏe trong bài viết này! Ăn 1-2 tép tỏi buổi sáng có tác dụng gì? Trong mỗi  tép tỏi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi như: protein, canxi, calo, vitamin, mangan, sắt,…. Đặc biệt, theo các nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng trong tỏi chứa selen và allicin, rất có lợi cho việc hỗ trị điều trị một số bệnh. Tác dụng của tỏi đối với sức khỏe cụ thể như sau: 1. Phòng tránh cảm cúm Bổ sung tỏi tươi hoặc tỏi sấy, bột tỏi mỗi ngày giúp cung cấp cho cơ thể lượng allicin, từ đó giúp giảm đến 63% nguy cơ mắc cảm cúm, giảm 70% thời gian bị cảm, sức khỏe được phục hồi nhanh chóng hơn. 2. Trị mụn trứng cá Allicin trong tỏi có tác dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn và cản trở hoạt động của gốc tự do.. Khi ở dạng phân hủy, alli

Hà Giang: Trồng cây dược liệu giá trị cao giúp người dân làm giàu

Hình ảnh
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi để phát triển các mô hình rừng nhiệt đới. Những giống cây dược liệu đầu tiên được trồng thử nghiệm tại Hà Giang như: thảo quả, hương thảo, ấu tẩu, giảo cổ lam, atiso, bạch chỉ… đã sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng Cao nguyên đá. Chính vì vậy, việc trồng cây dược liệu có giá trị cao đã giúp người dân nơi đây làm giàu và thay đổi cuộc sống. Hải Dương xây dựng vùng lúa Nếp Cái Hoa Vàng đặc sản, chất lượng cao Thái Lan Trợ Giá Lúa Gạo Cho Người Dân: Việt Nam Liệu Có Ảnh Hưởng? Chiến lược trồng cây dược liệu của tỉnh Hà Giang Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng cao của thị trường, tỉnh Hà Giang đã có nhiều giải pháp linh hoạt để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến từ cây dược liệu. Tỉnh Hà Giang đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu sâu rộng đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân về tầm quan trọng và tiềm năng của cây dược liệu. Thông