Xuyên Tâm Liên là cây gì? Thực hư cây Xuyên Tâm Liên điều trị Covid-19
Đúng như vậy! Với Y học cổ truyền thì cây xuyên tâm liên là loại thảo dược có vị đắng, tình hàn, chủ trị các căn bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới do vi khuẩn, vi rút gây nên. Gần đây rộ lên thông tin dùng xuyên tâm liên điều trị covid-19. Thực sự nó có chữa covid được hay không? Thực hư câu chuyện này là thế nào?
Trong bài viết này, Thvm sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về loài cây này cũng như công dụng và cách sử dụng nó trong chữa bệnh. Đặc biệt sẽ giải đáp cho các bạn được câu hỏi trên.
Tìm hiểu về cây xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên có nhiều tên gọi khác nhau nữa như là: Cây lá đắng, nhất kiến kỷ, lam khái liên, công cộng, nguyên cộng, hùng bút, và khô đảm thảo. Nó có tên khoa học là Andrographis paniculata, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Sau đó cây được di thực và trồng phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Hiện nay, nó được trồng chủ yếu ở Châu Phi, Caribe, Australia và Trung Mỹ.
Xuyên tâm liên trồng không khó và rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Việt Nam. Do vậy, cần có chính sách khuyến khích trồng, bảo tồn, nghiên cứu và phát triển đối với dược liệu này. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến việc nghiên cứu ứng dụng của vị thuốc này trong điều trị bệnh.
Đặc điểm sinh thái
Cây xuyên tâm liên có chiều cao khoảng từ 30cm cho đến 80cm, mọc thẳng đứng và có nhiều cành. Cây lá nguyên, mềm, mọc đối xứng và có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, thuôn dài hoặc hơi có hình mác với hai đầu nhọn. Lá có chiều dài 3 – 12cm và rộng 3,5 cm. Hoa có màu trắng điểm hồng, mọc thành chùm hình chùy ở đầu cành hoặc nách lá. Quả dài, hơi nhẵn có chiều dài 1,5 cm và rộng 0,35 cm. Hạt hình trụ.
Xuyên tâm liên được thu hoạch quanh năm, rễ cây thu hoạch vào mùa đông, lá và thân thu hoạch và mùa hè. Có thể sử dụng toàn bộ cây, bao gồm cả phần lá, thân và rễ để làm thuốc.
Các hoạt chất hóa học được tìm thấy trong xuyên tâm liên như tanin, glucozit đắng như androgaphiolide và neoandrographiolide.
Vị thuốc từng bị lãng quên
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của các loại thuốc tân dược, nhất là các loại kháng sinh thế hệ mới, cái tên Xuyên tâm liên dần bị lãng quên. Tuy nhiên, với xu thế sử dụng dược liệu ngày càng phổ biến, các vị thuốc nam đang lấy lại được giá trị của mình, trong đó Xuyên tâm liên đã được nghiên cứu nhiều hơn về thành phần hóa học, tác dụng dược lý.
Nó có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm, oxy hóa, ung thư…, được dùng để điều trị các bệnh về gan, sốt, tiêu chảy cấp tính, tăng huyết áp, thủy đậu, bệnh phong, sốt rét, viêm nhiễm, ung thư, tiểu đường…
Hiện nay, sản lượng trồng loại dược liệu này hiện nay còn rất ít và ít được ghi đơn cũng như tham gia trong thành phần của thuốc thành phẩm đông dược.
Công dụng của cây xuyên tâm liên
Trong các bài thuốc dân gian thì xuyên tâm liên sẽ đi vào 2 kinh là Phế và Can. Nó có nhiều tác dụng dược lý cực kỳ hiệu quả trong điều trị bệnh.
Theo Y học cổ truyền
Tài liệu ghi chép cổ của Trung Quốc, xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt thải độc giúp điều trị các bệnh đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm da, dạ dày, viêm họng,… Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu dược học Đỗ Tất Lợi cho, cây thuốc dân gian này có thể dùng để chữa đau nhức xương khớp và trị rắn cắn.
Ngoài ra, dựa vào kinh nghiệm dân gian, cây thuốc này thường dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh, bế kinh nguyệt. Đồng thời, chúng còn được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm do vi rút, vi khuẩn gây ra trên tất cả các bộ phận cơ thể, ngay cả bệnh cấp hay mạn tính.
Theo Y học hiện đại
Một số nghiên cứu y học hiện đại đã công bố tác dụng có lợi của cây xuyên tâm liên đối với sức khỏe. Một thử nghiệm đối chứng của Burgos và các cộng sự của ông cho biết, loại cây này giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm như mêtj mỏi, sổ mũi, sốt, đau cổ họng và nhức đầu.
Sử dụng khoảng 12g xuyên tâm liên tươi mỗi ngày (tương đương 5 – 6 gram bột khô), chỉ sau 4 ngày dùng, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Một nghiên cứu khác của Thụy Điển cũng chứng minh nó mang lại tác dụng trị liệu tốt đối với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn, vi rút gây ra. Cụ thể, các hoạt chất chiết xuất từ vị thảo dược này có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp giảm nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh cảm cúm, viêm màng não, cúm gà và sốt xuất huyết.
Bên cạnh những tác dụng này, các thầy thuốc ở Bắc Mỹ và Châu Âu sử dụng xuyên tâm liên với các mục đích như:
- Chữa viêm da
- Trị long đờm
- Điều trị viêm gan C
- Chữa herpes
- Trị chứng nhuận tràng
- Điều trị viêm quanh răng trong
- Bảo vệ gan, lợi mật
- Thuốc chống đông máu, giúp phá các cục máu đông
- Phòng ngừa ung thư hóa do hóa chất thực nghiệm
- Làm giảm đau nhức xương khớp và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khác
Cách dùng và liều lượng
Xuyên tâm liên dùng dưới dạng sắc thuốc hoặc thuốc bột. Liều dùng ở mỗi người khác nhau, tùy vào loại bệnh, cân nặng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng đối tượng bệnh.
Chẳng hạn,
– Liều dùng để chữa bệnh sốt, cảm cúm và đau họng: 60 mg. Hoặc cũng có thể dùng 10 mg/kg
– Liều dùng ở trẻ em bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: 30 mg/ngày. Thời gian dùng 10 ngày
Tác dụng phụ
Xuyên tâm liên có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa, vô sinh, hạ huyết háp. Vì vậy, người bệnh không nên lạm dùng, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài thuốc chữa bệnh từ xuyên tâm liên
Bài thuốc dân gian
– Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Sử dụng 30g xuyên tâm liên khô đun nước và uống hàng ngày
– Trị viêm gan B: Sử dụng 15g nhất kiến kỷ sắc chung với 1l nước và các vị thuốc khác như cây xạ đen, cà gai leo, mỗi loại 25g. Sắc uống liên tục trong 3 tháng.
– Điều trị viêm nhiễm ngoài da, mụn nhọt: Dùng lá cây xuyên tâm liên tươi đem rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị viêm nhiễm hoặc mụn nhọt. Đắp thường xuyên cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.
– Chữa viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang mãn tính và ho: Dùng 15g xuyên tâm liên, củ bách bộ, kim ngân hoa, củ mạch môn. Sắc với 1l nước và uống trong ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày để đạt được kết quả trị liệu tốt.
– Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh kiết lỵ: Sử dụng 20g kết hợp với 10g khổ sâm sắc uống mỗi ngày.
– Trị rắn độc cắn: Dùng lá cây xuyên tâm liên giã nát đắp lên miệng vết rắn cắn. Đồng thời, dùng 30g thân cây nấu nước uống.
– Điều trị ho do lạnh: Sắc chung với tang bạch bì, địa cốt bì và cam thảo. Dùng uống trong vòng 1 tuần.
– Chữa viêm họng, viêm amidan: Xuyên tâm liên, kim ngân hoa, mạch môn, huyền sâm, mỗi vị 12g.Sắc uống. Dùng liên tục 7 – 9 ngày.
– Trị chứng tiểu buốt, nước tiểu vàng hoặc tiểu dắt: Dùng 15 lá tươi, giã nát và hoặc vào máy xay xay nhuyễn. Lọc lấy nước và thêm chút mật ong vào uống.
Thực hư xuyên tâm liên điều trị Covid-19 phối kết hợp Đông và Tây y
PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền, Bộ Y tế cho biết loài cây này không xa lạ ở Việt Nam. Từ xa xưa, bộ đội nước ta dùng rất nhiều. Khi ốm đau, cảm cúm…, họ đều dùng xuyên tâm liên và khỏi bệnh. Thái Lan, Trung Quốc và một số nước đã sử dụng và nhận thấy thuốc này có khả năng bất hoạt SARS-CoV-2.
Cách đây vài ngày, Thái Lan đã chính thức đưa xuyên tâm liên vào phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 ở giai đoạn nhẹ và vừa. Họ đã có những nghiên cứu, đánh giá hiệu quả ban đầu. Việt Nam đưa vào điều trị COVID-19 loại thuốc này nhằm hy vọng hỗ trợ tốt cho bệnh nhân, giúp họ nhanh khỏi bệnh.
Theo PGS Nguyễn Thế Thịnh, cây lá đắng là một trong những cây dược liệu quý của y học cổ truyền, trước đây được dùng rất nhiều. Qua các kênh thông tin và đặc biệt xuất phát từ nghiên cứu của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…,
Trong thời gian vừa qua, Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền đã tham mưu lãnh đạo về việc đưa xuyên tâm liên vào hỗ trợ điều điều trị COVID-19. Đề xuất này đã nhận được sự đồng ý, chấp thuận của Bộ Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19.
“Trong phác đồ điều trị phối kết hợp Đông và Tây y, xuyên tâm liên đã chính thức được đưa vào trong vấn đề hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân giai đoạn nhẹ và vừa. Nhưng trong quá trình điều trị, vẫn phải tiếp tục nghiên cứu và đánh giá”- PGS Thịnh nhấn mạnh.
Đối tượng không nên sử dụng xuyên tâm liên?
Xuyên tâm liên có thể gây tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, những đối tượng này không nên dùng:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Người tỳ vị hư hàn
- Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt người khó có con
- Người có chứng máu không đông hoặc bệnh nhân bị chấn thương gây chảy máu, người sau phẫu thuật
- Bệnh nhân bị tụt huyết áp
Thận trọng khi uống xuyên tâm liên với các loại thuốc sau
Không nên sử dụng cùng với các loại thuốc sau:
- Thuốc chống đông máu
- Thuốc kháng tiểu cầu
- Thuốc chống đông máu
- Thuốc ức chế miễn dịch
Tác dụng diệt virus Covid của Xuyên tâm liên hiện mới được chứng minh trong phòng thí nghiệm và đang trong các bước thử nghiệm trên lâm sàng đánh giá khả năng điều trị Covid-19, đến nay chưa có đầy đủ kết quả để khẳng định tác dụng điều trị Covid-19 của vị thuốc này.
Để sử dụng thuốc đúng, người dân không nên tự ý dùng xuyên tâm liên, nhất là với mục đích phòng ngừa COVID-19 mà cần thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của các thầy thuốc.
Xuyên tâm liên có thể gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi… Khi dùng liều cao có thể gây sưng các tuyến bạch huyết, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tăng men gan.
Những người đang dùng thuốc chữa tăng huyết áp, chống đông máu warfarin và aspirin giảm đau, thận trọng khi dùng phối hợp. Những người suy thận, suy gan không nên dùng thuốc xuyên tâm liên. Khi gặp các phản ứng không mong muốn người dùng cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên thông thái lựa chọn các cơ sở cung ứng dược liệu uy tín, nhằm mua được vị thuốc xuyên tâm liên có hàm lượng dược chất tối ưu, đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
Lời kết
Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 vô cùng nguy hiểm, nhiều biến thể mới với tốc độ lây lan và sức tàn phá vô cùng nghiêm trọng. Mọi người hay biết tự bảo vệ mình, người thân, gia đình và cộng đồng. Trang bị cho mình những kiến thức về phòng chống dịch.
Trong bài viết này, Thvm cũng muốn gửi đến mọi người những thông tin cần thiết về cây xuyên tâm liên từ nguồn gốc, công dụng và cách sử dụng nó như nào cho hiệu quả. Và cũng phần nào giải đáp được thực hư câu chuyện đang xôn xao hiện nay về việc dùng cây xuyên tâm liên để hỗ trợ điều trị Covid-19.
Chúc mọi người sức khỏe và bình an !!!.
Nguồn bài viết Xuyên Tâm Liên là cây gì? Thực hư cây Xuyên Tâm Liên điều trị Covid-19 tại Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền.
source https://thvm.vn/cay-xuyen-tam-lien/
Nhận xét
Đăng nhận xét