Tác Dụng Của Cây Khổ Sâm

Cây khổ sâm có vị đắng và là thành phần trong nhiều bài thuốc dân gian. Khổ sâm có 2 loại, đó là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Cùng tìm hiểu đặc điểm và tác dụng của nó ngay sau đây.

Đặc điểm của cây khổ sâm

Cây khổ sâm là loại cây nhỏ có độ cao tầm 0,70 – 1m lá mọc cách, hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả gồm 3 – 6 lá. Lá hình mũi mác, mép nguyên dài 5 – 10 cm, rộng 1 – 3 cm. Cả hai mặt lá đều có nhiều lông hình khiên óng ánh (kiểu lông ở lá cây nhót), nhưng mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên.

Khi phơi khô mặt lá dưới có mầu trắng bạc, mặt trên có mầu nâu đen. Hoa tự mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực có năm lá dài, ba vòi nhị, quả gồm ba mảnh vỏ, chín mầu hung hung đỏ.

Khổ sâm mọc hoang hoặc được gây trồng trong vườn làm thuốc không có độc. Lá cây khổ sâm phơi khô hoặc sao khô của có thể chữa được một số bệnh.

Cây khổ sâm

Cây khổ sâm là loại cây nhỏ, lá hình bầu dục nhỏ có nhiều lông

Tác dụng của khổ sâm

Cây khổ sâm có 3 tác dụng chính và mang lại hiệu quả tốt cho người sử dụng đó là bài thuốc chữa hậu sản, chữa đau dạ dày và trị tiêu chảy.

Bài thuốc chữa hậu sản hiệu quả

Phụ nữ sau khi sinh nở, thời kỳ cho con bú, độ tuổi trước khi mãn kinh, bụng sôi èo sèo, đầy bụng biếng ăn, trong bụng cồn cuộn, nôn nao dẫn buồn nôn.

Khi thấy triệu chứng như trên chỉ cần hái 50 gam lá khổ sâm tươi hoặc 15 – 20 gam lá khô, thêm vào 600 ml nước, đun còn 200 ml chia làm ba lần uống trong ngày (uống sau bữa ăn), làm như vậy từ 3 – 7 ngày hết bệnh.

>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ xem điện thoại nhiều rất dễ “hỏng” dạ dày

Cây khổ sâm chữa đau dạ dày

Lá khổ sâm 15 gam, lá bồ công anh (Lactucaindica) 25 gam, lá khôi (Ardisia Sylvestria) 40 gam, lá và ngọn cây dạ cẩm (Olden Landia Capital Latakuntze) 25 gam (cả bốn vị này đều không có độc).

Tất cả băm nhỏ, phơi gần khô thì xao cho khô. Nước 800 ml đun còn 200 ml chia làm ba lần uống trong ngày (uống sau bữa ăn), uống liên tục mười ngày lại nghỉ ba ngày. Cứ làm như vậy cho đến khi hết đau thì uống thêm một tuần lễ nữa.

Tác dụng cây khổ sâm

Cây khổ sâm chữa hậu sản, đau dạ dày và trị đi ngoài hiệu quả

Dùng bài thuốc này kiêng bia, rượu, các gia vị cay nóng như ớt, tỏi, tiêu, gừng…

Ngừa đau dạ dày, giúp ăn ngon cơm, tiêu hóa tốt: Lá khổ sâm tươi hoặc khô, hãm như pha trà, thay cho nước uống hằng ngày, liều lượng khô 3 – 5 gam/ấm, tươi 8 – 10 gam/ấm (nước này có vị đắng).

Lá khổ sâm trị tiêu chảy

Hái một nắm lá khổ sâm tươi (Không nên hái những lá bị sâu hoặc dập nát)

Rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt lên để ráo nước. Trần lá khổ sâm qua nước sôi bằng cách cho lá vào bát dội nước sôi vào rồi nhanh tay vớt ra.

Thêm vài hạt muối, giã nát lá thành một hỗn hợp nhuyễn. Đổ thêm một cốc nước nhỏ vào và lọc hỗn hợp trên qua một tấm vải thật sạch lấy phần nước và bỏ phần bã đi sau đấy cho trẻ nhỏ uống nước khổ sâm đấy.

Chữa Bệnh Thận, Mỡ Máu, Đái Tháo Đường Bằng “Thần Dược” Núi Rừng

The post Tác Dụng Của Cây Khổ Sâm appeared first on Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền.



source https://thvm.vn/tac-dung-cua-cay-kho-sam/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

About Cong Thong Tin Thuong Hieu Vung Mien

Cao Đẳng liên thông Đại Học Dược được không? Học mấy năm?

Bằng A2 tiếng Anh tương đương Ielts, Toeic bao nhiêu?