Kỹ Thuật Nuôi Rươi
Hiện nay, trong chăn nuôi nói chung thì bà con luôn muốn lựa chọn cách đầu tư thấp và thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy, nuôi Rươi đang được nhiều người nông dân lựa chọn để làm giàu hiệu quả.
Rươi có chiều dài cơ thể 4,5 – 6,5cm với khoảng 54 – 64 đốt cùng phần lưng gồ cao có màu hồng thẫm. Thân rươi có dạng trụ tròn không đều, có phần sau cơ thể hẹp dần về phía đuôi. Đầu rươi có 2 phần với phần thuỳ trước miệng và phần quanh miệng.
Tư vấn cách nuôi Rươi
1. Chọn môi trường nuôi rươi
Môi trường thích hợp để nuôi rươi đó là bãi triều, ruộng lúa hoặc những nơi có nước thuỷ triều ra vào có độ mặn 0 – 10%. Diện tích tối thiểu để nuôi rươi là 500m2 có bờ bao và cao hơn mực nước đầm 30 – 50cm.
Đầm nuôi rươi là nơi không chịu ảnh hưởng từ rác thải sinh hoạt của người dân đồng thời không bị ô nhiễm nguồn nước hay không khí. Bùn cát được chọn để lót đáy đầm theo tỷ lệ 2 phần bùn và 1 phần cát. Hàm lượng oxy tối thiểu của đầm nuôi là 4mg/l; độ pH từ 6,5 – 8,5.
2. Chuẩn bị đầm nuôi
Để việc nuôi rươi đạt năng suất cao cần cải tạo đầm nuôi tránh nước đục chảy ra mang theo bùn bã hữu cơ trong đầm. Thời gian cải tạo đầm rơi vào tháng 3 và tháng 9 dương lịch.
Cải tạo đầm cần có những yêu cầu sau:
– Tháo cạn đầm, ngăn không cho cua, cáy, cá, tôm…trong đầm, tránh hại rươi nuôi.
– Cải tạo đầm cần có độ dốc về phía cống để róc nước được dễ dàng.
– Xung quanh đầm cần đảm bảo sạch sẽ, phát quang cỏ dại.
– Có hệ thống cấp thoát nước đầy đủ.
– Thường xuyên kiểm tra độ pH của đầm, nếu pH<6 cần bón thêm phân vôi nông nghiệp.
– Bên cạnh đầm có thể trồng một số loại cỏ thân mềm hoặc lúa tạo sinh cảnh cho rươi và làm mát nước những ngày nắng nóng.
3. Lấy giống rươi tự nhiên
Thời điểm lấy giống rươi vào khoảng tháng 4 – 5 và tháng 9 – 12 âm lịch là kỳ nước thuỷ triều.
Đầu tiên mở cống để nước chảy vào đầm, ấu trùng rươi sẽ theo đường nước đó chui xuống bùn ở đáy đầm. Khoảng 4 – 6 giờ khi thuỷ triều rút, mở cống cho nước ra và giữ mức nước ổn định 30 – 40cm trong đầm.
Kỹ thuật nuôi rươi
Lấy giống sau 1 tháng, dùng vợt lưới có mắt dày để vớt một lớp bùn trên bề mặt đầm. Những con rươi màu đỏ và nhỏ sẽ được tìm thấy trong lớp bùn, mật độ rươi lớn hơn 150 cá thể/m2 là được.
Thức ăn của rươi là mùn bã hữu cơ, xác động vật và những sinh vật phù du trôi nổi trong nước. Hình thức sinh sản của rươi là sinh sản hữu tính.
Sau mỗi kỳ con nước, phải lấy nước vào đầm và thải nước ra để lấy nguồn thức ăn mới cho rươi. Khi thải nước cần lưu ý loại bỏ những địch hại rươi trong đầm bằng lưới chắn.
Khi nuôi rươi, tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ hoá chất nào, những thời điểm nguồn nước bị ô nhiễm hoặc phun thuốc trừ sâu không được lấy nước vào đầm.
Thu hoạch rươi
Sau 6 tháng lấy giống và nuôi Rươi, có thể thu hoạch rươi trưởng thành hay rươi thành thục.
Rươi thành thục trong thời kỳ sinh sản, con cái sẽ có màu xanh nhạt còn con đực có màu trắng sữa có kích thước lớn hơn bình thường.
Lấy nước vào đầm đến kỳ con nước, những con rươi thành thục sẽ nổi lên bề mặt nước và bơi ra cống để sinh sản. Rươi thành thục sẽ theo nước chui xuống đáy đầm, lúc này nhấc túi đáy và đổ rươi ra chậu.
Rươi sống được khoảng 5 – 7 ngày, cơ thể rươi rất dễ vỡ.
Nuôi Rươi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Không những thế Rươi còn là một đặc sản nổi tiếng ở miền Bắc nói chung và Hải Dương nói riêng. Rất nhiều người đã nghiện món khoái khẩu này vào mỗi vụ Rươi đến.
>> Có thể bạn cần: Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Cầm Trong Chuồng Kín
The post Kỹ Thuật Nuôi Rươi appeared first on Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền.
source https://thvm.vn/ky-thuat-nuoi-ruoi/
Nhận xét
Đăng nhận xét