Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Cầm Trong Chuồng Kín

Hiện nay, ở nước ta đa phần bà con đều sử dụng cách chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín. Trong bài viết hôm nay, Thvm sẽ bật mí những ưu điểm và điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp nuôi này.

Ưu điểm của kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

Với kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi lẽ kỹ thuật này có những ưu điểm vượt trội sau:

Chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

Mô hình chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

  1. Đảm bảo tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi như nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ… Vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa;
  2. Giảm lượng thức ăn tiêu tốn đáng kể. Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ giảm 1 độ C thì gà sẽ ăn thêm 1,5% thức ăn. Chẳng hạn nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 10 độ C thì nó chỉ cần ăn 110 gr thức ăn ở nhiệt độ 20 độ C (điều kiện trong nhà kín) mà năng suất trứng gà không thay đổi;
  3. Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối hay ảnh hưởng điều kiện mùa vụ, thời tiết;
  4. Giảm thiếu tỷ lệ chết của gà đẻ;
  5. Không cần phải cắt mỏ gà. Bởi vì việc cắt mỏ gà là điều tồi tệ lớn nhất đối với gà đẻ trong giai đoạn gà con;
  6. Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật;
  7. Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi. Đối với nuôi gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà kín thì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng;
  8. Giảm thiểu nhân công chăn nuôi. Với hệ thống chuồng nuôi này thì mỗi công nhân có thể nuôi 50.000 gà đẻ;
  9. Kiểu chuồng này là một trong những biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế chuồng kín

Với kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín thì điều quan trọng nhất chính là việc làm chuồng. Trong thiết kế kiểu chuồng kín này có một số đặc điểm cần lưu ý:

Nguyên liệu làm chuồng: Nguyên liệu là vấn đề cơ bản cho việc làm chuồng, nếu nguyên liệu không đảm bảo thì kiểu chuồng này không đạt được kết quả như mong muốn. Tất cả nguyên liệu làm tường, làm mái phải là nguyên liệu cách nhiệt (nguyên liệu này được bán khá phổ biến và rất rẻ tiền ở Nhật Bản). Khung nhà được làm bằng sắt.

Thông gió: Đây là điều rất quan trọng trong việc thiết kế chuồng kín. Có 2 kiểu thông gió, kiểu thứ nhất là gió được đưa vào chuồng gia cầm từ một bên tường và được hút ra bằng quạt gió ở tường đối diện.

>> Đừng bỏ lỡ: Kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng

Kiểu thứ 2 là gió được hút từ ngoài vào bằng quạt từ đầu xối chuồng, thổi ra ở xung quanh tường và lên nóc chuồng. Vận tốc của quạt gió này sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng cũng như đưa không khí sạch vào chuồng gia cầm và hút không khí bẩn trong chuồng nuôi ra ngoài.

Trang thiết bị chuồng nuôi: Trang thiết bị này bao gồm máng ăn, máng uống, kệ nuôi gia cầm (lồng tầng nuôi gà đẻ); hệ thống di chuyển phân, hệ thống ánh sáng… Hệ thống máng uống tự động cũng đã góp phần tiết kiệm đến 40% lượng nước và đảm bảo vệ sinh tối đa nguồn nước cũng như sự lây truyền các mầm bệnh.

Chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

Giá trị kinh tế của kỹ thuật chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín

Trong chăn nuôi gà thịt, loại chuồng kín, hoàn toàn tự động (Automated broiler house) cũng đã được đưa vào sử dụng ở Nhật. Với loại chuồng này, gà nuôi thịt không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, thậm chí cả chương trình vacxin. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao và sản phẩm thịt gà rất an toàn, sạch sẽ.

Ông Âu Thanh Long, chủ trang trại 120.000 con gà thịt tại ấp Bình Chánh, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai cho biết khi nuôi gà thịt trong chuồng kín thì hầu hết các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều tốt hơn rất nhiều so với phương thức nuôi chuồng hở (kiểu chăn nuôi truyền thống).

Cụ thể là khối lượng gà lúc 42 ngày tuổi đạt 2,6kg, cao hơn 0,2 kg (7,7%); chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 1,8kg, thấp hơn 0,3kg (14,2%); tỷ lệ nuôi sống 97%, cao hơn 5%; tốc độ tăng trọng hàng ngày đạt 62g, cao hơn 5g (8%).

Đặc biệt gà thịt nuôi trong chuồng kín rất đồng đều khi bán thịt, gà hầu như không bị bệnh tật trong suốt quá trình nuôi, chi phí vacxin và thuốc kháng sinh chỉ mất khoảng 700 đ/con, trong khi đó nuôi theo phương thức chuồng hở, chi phí này khoảng 2.000đ/con, cao hơn 2,8 lần so với nuôi gà trong chuồng kín.

Hiện nay ở nước ta, mô hình nuôi gà thịt, nuôi gà đẻ lấy trứng chuồng kín đã và đang được phát triển khá nhiều tại Đồng Nai. Theo bà Ba Huân, Giám đốc công ty Ba Huân, thành phố Hồ Chí Minh thì có đến khoảng 1/3 trang trại nuôi gà trứng trong hệ thống của công ty đang áp dụng kỹ thuật chăn nuôi này.

The post Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Cầm Trong Chuồng Kín appeared first on Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền.



source https://thvm.vn/ky-thuat-chan-nuoi-gia-cam-trong-chuong-kin/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

About Cong Thong Tin Thuong Hieu Vung Mien

Cao Đẳng liên thông Đại Học Dược được không? Học mấy năm?

Bằng A2 tiếng Anh tương đương Ielts, Toeic bao nhiêu?